Cơ Thể Dạng Vía Và Những Bí Mật Của Người Yogi
Từ lâu Yoga được biết đến như một phương pháp để giúp thân – tâm – trí khỏe mạnh. Những người thực hành theo con đường Yoga này được gọi là yogi (hoặc yogini nếu là nữ). Các yogi quan điểm rằng linh hồn con người bị ràng buộc vào cơ thể, các giác quan, tâm trí và cái tôi vị kỷ cho nên linh hồn đó bị buộc phải du hành trong vòng sinh tử không thể giải thoát, và họ thực hành Yoga với mục tiêu tối thượng là giải thoát khỏi vòng luân hồi này bằng các cam kết với thượng đế.
Một trong những cam kết của các vị yogi là quyết tâm và kiên trì với con đường giải thoát thông qua thực hành kiểm soát cơ thể, tâm trí và hạt giống nghiệp mà chúng ta có thể nói đơn giản là họ kiên trì thực hành Asana (tư thế Yoga), Pranayama (hít thở), và Samadhi (thiền định).
Những yogi này được mô tả trong Yoga Sultra như là những người tinh thông những điều thô thiển đến vi tế: “Paramanu-paramamahattvanto’sya Vasikarah”. Tạm dịch là: “Sự tinh thông của một yogi trải rộng từ nguyên tử nhỏ nhất cho đến sự vô hạn.” – Yoga Sultra – Chương 1, câu 40.
Sự thô thiển và vi tế được nhắc đến ở đây cũng bao hàm triết lý về 3 cơ thể (Sarira Trayam) trong Yoga. Theo triết lý này thì chúng ta sẽ có 3 cơ thể là:
- स्थूलशरीरम् ॥ sthūla-śarīra (tổng thể – cơ thể vật chất nhìn thấy được);
- सूक्ष्मशरीरम् ॥ sūkṣma-śarīra (thân vi tế – cơ thể dạng vía không nhìn thấy được);
- कारणशरीरम् ॥ kārana śarīra (nhân thân – tập hợp của nghiệp và là công cụ trải nghiệm phúc lạc).
Trái ngược với các quan điểm phương Tây: “khả năng tinh thần hay tâm trí đều được điều khiển bởi bộ não vật chất và khi con người chết đi thì chấm dứt”; thì quan điểm của Ấn Độ cho rằng “tâm trí và linh hồn con người tồn tại trong một cơ thể tinh tế không thể nhìn thấy được, chính cơ thể tinh tế này (gọi là Sūkṣma-śarīra – cơ thể dạng vía) được sử dụng như là một công cụ để chuyển tiếp từ cơ thể này đến cơ thể khác, cho đến khi người yogi nhận ra được qui luật này và chấm dứt sự luân hồi”.
Như vậy cơ thể dạng vía Sūkṣma-śarīra bao gồm những gì và nó hoạt động như thể nào? Người Yogi sử dụng nó cho mục đích tối thương như thế nào?
Chúng ta hãy cũng tìm hiểu bài viết sau đây.
Cơ thể dạng vía – Sūkṣma-śarīra là gì?
Đây là cơ thể không nhìn thấy được của con người, nó biểu hiện qua 19 yếu tố.
- Ngũ căn: (ज्ञानेन्द्रिय – Jnana indriyas ): Mắt, Tai, Da, Lưỡi, Mũi;
- Ngũ tạng: (कर्मेन्द्रिय – karma indriyas): Miệng, tay, chân, hậu môn và bộ phận sinh dục;
- Năm lực quan trọng (Vayus): Prana (hô hấp), Apana (di chuyển chất thải ra khỏi cơ thể), Vyana (tuần hoàn máu), Udana (các hành động như hắt hơi, khóc, nôn, v.v.), Samana (tiêu hóa);
- Tâm trí (Minh-manas): ý thức là một phần của nó;
- Trí tuệ (Intellect – buddhi): tuệ phân biệt;
- Tiềm thức (Subconscious – citta): nơi lưu trữ;
- Cái tôi (Ego – ahamkara): thích hoặc không thích.
19 tố chất này giúp con người trải nghiệm niềm vui, nỗi buồn, suy nghĩ, phân biệt, hành động và phản ứng và đây cũng là tính chất của cơ thể dạng vía. Trong đó:
- Ngũ căn: (ज्ञानेन्द्रिय – Jnana indriyas ): Mắt, tai, da, lưỡi, mũi được gọi là 5 cơ quan của kiến thức. Thông qua các cơ quan này, con người có thể thu thập được kiến thức cho mình. Trong đó, mắt và tai là hai căn mạnh nhất, cũng chính là nơi con người tiêu hao năng lượng nhiều nhất (tiêu hao năng lượng ở đây là năng lượng dành cho hoạt động của mắt và tai). Do đó, trong các bài tập thở cũng như là thiền định, hai giác quan này thường được thu vào trong để bảo tồn năng lượng sống;
- Ngũ tạng: (कर्मेन्द्रिय – karma indriyas): Miệng, tay, chân, hậu môn và bộ phận sinh dục được xem là 5 cơ quan của hành động. Các cơ quan này không thể tự hoạt động nếu không có sự điều khiển của tâm trí, nó chỉ là công cụ mà tâm trí sử dụng để thực hiện những hành động tâm trí mong muốn;
- Năm lực quan trọng (Vayus) đề cập đến những lực cơ bản trong cơ thể con người như:
– Prana: khả năng của con người hít không khí vào và tạo thành một lực đi vào cơ thể. Lực này đại diện cho không khí hít vào hoặc là năng lượng thức ăn đi vào cơ thể, hoặc kiến thức đi vào tâm trí;
– Apana: khả năng di chuyển chất thải ra khỏi cơ thể và khả năng này nó tạo thành một lực đi xuống;
– Vyana: khả năng cơ thể bơm máu đi khắp nơi gọi các lực khiến máu tuần;
– Udana: khả năng cơ thể tạo ra các lực ngược chiều với lực hút trái đấy như các hành động như hắt hơi, khóc, nôn, và thở ra v.v.);
– Samana: khả năng cơ thể tạo ra sự co bóp tiêu hóa thức ăn gọi là lực của tiêu hóa.
- Tâm trí (Minh-manas): ám chỉ ý thức (công cụ để suy nghĩ) và cảm xúc. Đây là hai công cụ quan trọng nhất của con người và thường được gọi chung là tâm trí;
- Trí tuệ (Intellect – buddhi): đưa ra quyết định và tâm trí truyền đạt những quyết định này trong cơ thể;
- Tiềm thức (Subconscious – citta): nơi lưu trữ;
- Cái tôi (Ego – ahamkara): thích hoặc không thích;
- Bản ngã hay cái “tôi” (Ahamkara) khác với trí tuệ (Buddhi) và tâm trí (Manas). Nếu nó được đồng nhất với bất kỳ thứ nào trong số chúng, thì đó là trường hợp chồng chất (Adhyasa) do vô minh.
Do sự đồng nhất sai lầm với Buddhi, cái tôi tự coi mình là người biết, tham gia vào các hành vi nhận thức, tự coi mình là tác nhân và người hưởng thụ thành quả của các hành động.
Do sự đồng nhất sai lầm với Manas, cái tôi tự coi mình là cơ thể, là suy nghĩ và cảm xúc này, từ đó, những hành vi phản ứng lại với bên ngoài – những điều không mong muốn xảy ra với cơ thể, với suy nghĩ và cảm xúc.
Tất cả sự chống chất vô minh (Adhyasa) là cội nguồn của sự đau khổ. Do đó, người yogi học cách kiểm soát cơ thể dạng vía bằng cách kiểm soát từng tố chất trong 19 tố chất này. Tố chất cuối cùng và cũng quan trọng nhất là cái tôi được kiểm soát. Sự vô minh biến mất và linh hồn con người được giải thoát.
Qua thời gian, các yogi đã phát triển rất nhiều phương pháp để kiểm soát cơ thể dạng vía và cái tôi vị kỷ, có thể kể đến một số như sau:
- Các tư thế gập bụng kiểm soát luồng Samana ở bụng;
- Các bài tập lộn ngược kiểm soát luồng Udana;
- Trong mỗi tư thế đều có kỹ thuật điểm nhìn Drishti để kiểm soát các căn;
- Các bài tập thở kiểm soát 5 lực quan trọng (Vayu) như Ujjayi, Plavini, Kapalapati;
- Những tư thế kéo căng tứ chi như tam giác, tam giác vặn, chiến binh 1 kiểm soát luồng Vyana;
- Các bài tập Kumbhaka nín thở kiểm soát giác quan, các cơ quan hành động, tâm trí, tiềm thức và cái tôi.
Yoga phục vụ mọi người vô vị lợi kiểm soát trực tiếp cái tôi vị kỷ
Yoga Mantra và niệm ca kiểm soát tâm trí Manas, tiềm thức, trí tuệ và cái tôi.
Và còn rất nhiều phương pháp khác có thể kể đến nhưng trong sự giới hạn của từ ngữ, Chúng tôi khó có thể kể hết ở đây.
Thông qua sự phân tích ở trên chúng ta nhận thấy cơ thể dạng vía là một phương tiện tinh tế mà người yogi cần phải kiểm soát trên con đường giác ngộ.
Sự phân chia của cơ thể dạng vía chính là sự phân bổ của của 19 tố chất, đi từ sự thô thiển đến tinh tế. Và như vậy câu nói “sự hiểu biết của một người yogi cũng trải dài từ những nguyên tử nhỏ nhất cho đến sự vô hạn”, thể hiện quá trình chinh phục từng tố chất của người yogi và đó cũng chính là những bí mật của một yogi trên con đường thoát khỏi luân hồi.