3 Cơ Thể Và Phương Tiện Giải Thoát: Phần 1 Cơ Thể Vật Chất Sthula Sarira

Theo những tài liệu cổ như Yoga Sultra, Yoga Hatha Pradipika, Yoga Korunta,… thì mục tiêu của Yoga là sự giải thoát khỏi những đau khổ của đời sống. Nhưng liệu điều đó có xa vời với cuộc sống đời thường ngày nay, khi mà chúng ta phải có nhiều việc cần phải lo hơn là sự giải thoát?

Balance Yoga Villa - Cơ thể và phương tiện giải thoát
Cơ thể và phương tiện giải thoát

Với tư cách là những người thực hành Yoga cũng như các bạn, chúng tôi xin chia sẽ một chút trải nghiệm của mình. Chúng tôi suy nghĩ nhiều về khía cạnh giải thoát của Yoga nhưng có lẽ vì những trải nghiệm tâm linh chưa đạt đến trạng thái chuyển hóa, nên chúng tôi chỉ có thể cụ thể hóa sự giải thoát bằng những trải nghiệm như sau.

Giải thoát có thể biểu hiện bằng những nhu cầu cụ thể như sau:

  • Kết nối với cơ thể của bạn;
  • Tìm sự thoải mái và an ủi trong bạn;
  • Giải phóng các khối năng lượng và nỗi sợ hãi trong sâu thẳm;
  • Hiểu biết bản thân ở mức độ sâu hơn;
  • Thể hiện nhiều hơn con người thật của bạn cho thế giới thấy;
  • Trải nghiệm nhiều niềm vui, hạnh phúc, mãn nguyện;
  • Muốn tìm sự an ủi, hạnh phúc bằng các phương tiện hướng vào bên trong.

Nếu các bạn cũng có những nhu cầu này, thì cùng ngồi xuống, và chúng ta tìm hiểu triết lý về 3 cơ thể của Yoga (Sarira Trayam). Triết lý này giải thích sự tương tác giữa linh hồn, thể chất và sự giải thoát thông qua 3 cơ thể:

  • स्थूलशरीरम् ॥ sthūla-śarīra (gross body – cơ thể vật chất);
  • सूक्ष्मशरीरम् ॥ sūkṣma-śarīra (subtle body – cơ thể dạng vía);
  • कारणशरीरम् ॥ kārana śarīra (causal body – cơ thể nguyên nhân).

Tìm hiểu về स्थूलशरीरम् ॥ sthūla-śarīra (gross body – cơ thể vật chất)

Balance Yoga Villa - Cơ thể và giải thoát
các Asana, Pranayama, Pratyahara là điều bắt buộc một hành giả Yoga phải trải qua để thanh lọc cơ thể vật chất của mình

Theo triết lý của Sharira Trayam thì tất cả mọi vật trên vũ trụ này đều hình thành từ các rung động, kể cả con người, các loài sinh vật và các vật chất trên thế giới. Triết lý này được khám phá ra từ ngàn xưa khi mà các hành giả yogi ngồi tĩnh tọa và quan sát mọi hiện tượng bên trong lẫn bên ngoài. Và triết lý này có chung quan điểm với vật lý về lượng tử, các hạt electron xoay quanh hạt nhân. Và ở cấp độ tế bào thì chúng ta là tập hợp những rung động của các hạt.

Theo sự phân chia từ thô thiển đến tinh tế, cơ thể con người là những dạng rung động thô thiển và dễ nhận biết nhất. Kế đến là những rung động tinh tế hơn như hơi thở, cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ và các trạng thái của tâm. Do đó, theo sự sắp xếp này, thì người hành giả yogi muốn kiểm soát những trạng thái tinh tế thì trước đó anh ta phải học cách kiểm soát những cái dễ nhận biết nhất, đó chính là cơ thể vật chất.

Sthūla-śarīra là tên gọi của cơ thể vật chất này.

Cơ thể này là những rung động nhìn thấy được bằng mắt thường như cơ bắp, da, xương, máu, huyết, và các thành phần khác mà trong Yoga gọi là ngũ hành bao gồm đất (cơ bắp, da, xương), nước (máu huyết, các chất dịch), lửa (nhiệt độ cơ thể, khả năng tiêu hóa thức ăn), không khí, không gian (không gian trong các tế bào).

Bản thân cơ thể không tự di chuyển được nếu không có năng lượng. Các luồng thần kinh truyền đi khắp cơ thể và ra lệnh cho cơ thể hoạt động cũng chính là năng lượng sống (còn được gọi là Prana trong Yoga). Cơ thể vật chất là hữu hình, và biến đổi theo các trạng thái như Sambhava (sinh ra), Jara (tuổi già hoặc lão hóa), và Maranam (cái chết), và “Trạng thái thức dậy”.

Cơ thể vật chất chỉ là công cụ để linh hồn (Jiva) và cái tôi (Ahamkara) sử dụng để tương tác với thể giới bên ngoài thông qua cơ quan cảm giác và các cơ quan hành động.

Những linh hồn (Jiva) chìm đắm trong sự u mê, nó tự đồng nhất với cơ thể, trong trạng thái thức tỉnh và quên mất mình là linh hồn thuần khiết ở bên trong, mà tưởng rằng mình chính là cái tay, cái chân này, cái thân người này nên mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của các cảm giác. Chỉ khi nào người hành giả yogi có cái nhìn thấu đáo tường tận vào bên trong. Bóc tách linh hồn (Jiva) ra khỏi sự đồng nhất với cơ thể, khi đó, các giác quan không còn bị cuốn theo những đối tượng bên ngoài mà chúng vững vàng ở bên trong trải nghiệm sự phúc lạc tự thân. Quá trình này gọi là quá trình thanh lọc cơ thể vật chất.

Do đó, các Asana (tư thế), Pranayama (hít thở), Pratyahara (kiểm soát các giác quan) là điều bắt buộc một hành giả Yoga phải trải qua để thanh lọc cơ thể vật chất của mình.

Những lầm tưởng về sthūla-śarīra cơ thể vật chất

Chối bỏ cơ thể vật chất hay đối xử tệ bạc với nó: như đã phân tích ở trên, cơ thể vật chất tuy thô thiển, nhưng là công cụ để linh hồn (Jiva) và cái tôi (Ahamkara) giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu chúng ta không chăm sóc tốt cho công cụ giao tiếp này, thì linh hồn và cái tôi không có đủ sự tương tác cần thiết với thế giới để giải thoát.

Gắn kết với cơ thể vật chất: các Asana (tư thế), Pranayama (hít thở), Pratyahara (kiểm soát các giác quan) là những bước cần thiết để chúng ta thanh lọc cơ thể và giúp tiến sâu hơn vào trải nghiệm giải thoát.

Cho nên tập luyện các tư thế, các bài tập thở, kiểm soát các giác quan là cần thiết, nhưng chúng ta phải biết thế nào là đủ và bước tiếp trên con đường Yoga của mình.

Chơi trò chơi của cảm giác

Khi thực hành yoga, có những lúc chúng ta đạt được những trải nghiệm phúc lạc và tuyệt vời. Khi ấy cơ thể chúng ta cảm giác thoải mái, lưu thông, phấn khởi những cảm giác ấy sẽ đến và đi trên cơ thể vật chất và chúng không tuân thủ một qui luật nào. Do đó, nếu chúng ta liên tục tìm kiếm những trạng thái này thì sẽ có lúc chúng ta không đạt được. Điều này sẽ gây cảm giác đau khổ, khó chịu.

Nuông chiều cơ thể: việc ăn uống vô độ, tìm kiếm những phương tiện giải trí như lao vào một cuộc chơi mà ta biết chắc rằng cơ thể vật chất phải gánh chịu những hậu quả của bệnh tật, của thói quen xấu.

Chăm sóc và bảo vệ cơ thể vật chất như thế nào?

Tập các Asana, chúng sẽ giúp mang lại cho chúng ta một nhận thức rõ hơn về cảm giác của mình. Cảm giác cơ thể và tâm trí nhẹ nhàng, không bị uể oải. Khả năng chịu đựng mọi sự thay đổi. Cảm giác ổn định và thanh thản.

Ăn các thực phẩm lành mạnh, các loại thức ăn phù hợp với cơ chế ăn thiên về thực vật của con người, các loại thức ăn chứa nhiều năng lượng sống. Ăn uống điều độ, có chừng mực và đủ các nhóm chất như đạm, đường, béo, vitamin và khoàng chất.

Tạo những thói quen tốt như thường xuyên vận động, hạn chế thức khuya, ăn uống đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ.

Và điều cuối cùng, chúng ta vay mượn thức ăn từ mẹ Trái đất để tạo nên con người cao lớn như hiện tại. Mẹ Trái đất thật hào phóng khi bạn muốn vay mượn bao nhiêu cũng được, miễn là bạn có khả năng mang theo. Vì thế, những bạn muốn giảm cân thì chủ yếu hãy cân nhắc về việc giảm khẩu phần ăn uống mà thôi. Và hãy nhớ rằng tới một ngày, mẹ Trái đất sẽ đòi lại những món nợ ta đã vay. Vay mượn ít, ra đi nhẹ nhàng. Vay mượn nhiều, việc ra đi quả là gánh nặng.

Để tìm hiểu về cơ thể dạng vía Sūkṣma-śarīra (subtle body), Balance Yoga Villa chúng tôi có một bài viết riêng về cơ thể này, mời bạn tìm đọc trong Tại đây.

Hotline: 0968 009 723