Sivanada Yoga – Yoga Của Sự Bình An
Yoga có nhiều loại hình và phương pháp tập khác nhau, trong đó Sivananda Yoga được đánh giá là loại hình Yoga đặc biệt nhất.
Sivananda Yoga là Yoga của của sự bình an và hạnh phúc bởi nhịp độ nhẹ nhàng, chậm rãi mang lại sự thanh thản cho tâm hồn và cũng là bài học về thiền định, yêu thương, phục vụ và nhận thức. Trong bài viết dưới đây, Balance Yoga Villa sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Sivananda Yoga, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trên hành trình Yoga dài hơi của mình.
Sivananda Yoga là gì?
Sivananda Yoga là loại hình Yoga lớn, nổi tiếng ở phương Tây có nguồn gốc từ triết lí Swami Sivananda của Rishilesh (Ấn Độ). Sivananda Yoga được thành lập và phát triển bởi Swami Sivananda và Swami Vishnudevanada vào năm 1957 và tới ngày nay, loại hình này có rất nhiều người tham gia học.
Sivananda Yoga hướng đến 6 điều và 4 con đường bạn cần phải tập luyện hàng ngày để đạt tới đích đến, nhất là tìm được sự bình an, an yên trong tận sâu tâm hồn. Vì thế, Sivananda Yoga được xem là cơ hội giúp người theo đuổi loại hình này rèn luyện được thể chất cũng như tinh thần trước mọi hoàn cảnh trong cuộc sống thường nhật.
Những điều mà Sivananda Yoga muốn bạn hướng đến
Như đề cập ở trên, các tư thế (Asana), hơi thở (Pranayama), sự thư giãn (Savasana), ăn uống đúng cách (Vegetarianism), tư duy tích cực (Vedanta) và thiền định (Dhyana) là 6 điều mà Sivannada Yoga muốn bạn hướng đến.
Các tư thế – Asana
Các tư thế – động tác Yoga khi tập đúng sẽ giúp cơ thể có thân hình khoẻ mạnh, săn chắc và linh hoạt, các khớp gối trơn tru sẽ giúp cải thiện sinh hoạt nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, Asana còn liên kết tâm trí với hơi thở của bạn một cách hài hoà.
Hơi thở – Pranayama
Hơi thở đóng vai trò quan trọng và tích cực trong rèn luyện Yoga, nếu các tư thế của bạn đúng và hoàn hảo nhưng hơi thở của bạn không đúng nhịp thì cũng không mang lại lợi ích lớn nhất từ bài tập mang lại.
Trong việc thực hành Yoga thì hơi thở chiếm 90% độ quan trọng, bạn chỉ việc tĩnh tâm và thở, nếu thở không đúng sẽ mang lại hiệu quả kém hơn mong đợi.
Sự thư giãn – Savasana
Sự nghỉ ngơi và thư giãn là điều bạn nên ưu tiên mỗi ngày để nạp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể có khả năng phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần.
Ăn uống đúng cách – Vegetarianism
Dinh dưỡng và ăn uống đúng cách hay ăn chay là việc cần thiết để cơ thể bạn luôn ở trạng thái khoẻ mạnh. Khi ăn, bạn nên nhai một cách chậm rãi và điềm tĩnh cũng như luôn để cơ thể không bị quá no hay quá đói.
Một chế độ dinh dưỡng được nạp từ các loại thực phẩm tự nhiên như rau xanh, trái cây, các chế phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc, mật ong,…sẽ giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái nhẹ nhàng, khoẻ mạnh.
Tư duy tích cực – Vedana
Nếu một ngày trong bạn tràn ngập những suy nghĩ không tốt, tiêu cực thì cuộc sống của bạn rất vô vị, dễ căng thẳng và dễ bị trầm cảm. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng khiến cơ thể luôn tích cực. Do đó, để duy trì tính tích cực thì bạn nên siêng tập Yoga hằng ngày để hướng bạn đến cuộc sống tươi đẹp, suy nghĩ tích cực và làm những điều tốt đẹp mà bạn sẽ làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn.
Thiền định – Dhyana
Sẽ không có gì khó khăn khi bạn luôn có một cái tâm bình thản thì khi đó bạn sẽ có một cuộc sống tích cực, lạc quan và có mục đích sống hơn. Thiền định là biện pháp giúp bạn tìm lại được bản thân, hiểu rõ hơn về bản thân và giúp cho tâm hồn cảm thấy bình yên. Như từ đầu đã đề cập, Sivananda Yoga là sự kết hợp của cơ thể – tâm trí và tinh thần.
4 con đường trong Sivananda Yoga mà bạn phải thông suốt
Karma Yoga – Con đường của hành động
Khi nhắc đến cụm từ “hành động”, chúng ta thường nghĩ đến việc hành động để cải thiện một điều gì đó ở bản thân như cách làm việc, tập thể dục, suy nghĩ,.. Nhưng khi trải qua quá trình Karma Yoga, việc hành động sẽ hướng đến mục đích vì lợi ích xã hội.
Karma Yoga giúp người tập không chỉ hành động để thay đổi bản thân mà còn là tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội, không màng vật chất, lợi lộc mà cống hiến thành quả đạt được cho Đấng tối cao.
Bhakti Yoga – Con đường của tình yêu thương
Swami Sivananda đã từng nói về con đường của tình yêu thương như sau: “Bhakti là một sự kỉ luật và rèn luyện kĩ lưỡng về ý chí và tâm trí, một con đường dẫn đến nhận thức trực quan về Đấng tối cao thông qua tình yêu và tình cảm mãnh liệt.”
Vì vậy, những người thực hành Bhakti Yoga phải trải qua quá trình cầu nguyện, thờ phụng và nghi lễ, hiến dâng bản thân cho đấng tối cao, phục vụ cho tất cả như phục vụ cho chính bản thân mình. Đọc Mantras hoặc chánh niệm là hai trong nhiều hình thức thực hành Bhakti Yoga.
Raja Yoga – Con đường kiểm soát thân và tâm trí
Raja Yoga là con đường dẫn đến trạng thái cuối cùng của ý thức, là sự hợp nhất giữa cơ thể và tâm trí với mục tiêu giúp người tập làm chủ bản thân và rèn luyện ý chí, lòng trắc ẩn. Raja Yoga được xem là mục tiêu cuối cùng của Yoga.
Jnana Yoga – Con đường của kiến thức
Jnana Yoga là Yoga của trí tuệ và tri thức, dạy chúng cách tự động giải quyết bản chất của vật chất, hiện tượng hoặc bản chất của thực tại là gì. Mục tiêu của Jnana Yoga chính là nhận được cảm giác tối cao trong chính mình và trong tất cả mọi người.
Jnana Yoga được xem là con đường đầy thử thách và khó khăn để chinh phục vì người tập phải hội tụ đầy đủ của các loại hình Yoga trên. Nếu thiếu một trong những yếu tố đó thì người tập khó có thể vượt qua con đường naỳ.
Lợi ích của Sivananda Yoga
Khi theo đuổi Sivananda Yoga, bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi những lợi ích tuyệt vời mà loại hình này mang lại, cụ thể:
Ổn định cảm xúc, kiểm soát tinh thần hiệu quả
Sivananda Yoga tập trung vào kỹ thuật thở hơi và thiên định, giúp người tập phát triển ý thức và trực giác, từ đó biết điều chỉnh cảm xúc, tinh thần ổn định.
Giúp trở nên mạnh mẽ hơn
Nhờ vào việc rèn luyện kỹ thuật thở đúng cách, những ai theo đuổi Sivananda Yoga sẽ sở hữu lá rắn mạnh hơn, giảm bớt các bệnh liên quan đến phổi.
Thay đổi lối sống tích cực
Sivananda Yoga hướng dẫn người tập đến tư duy tích cực và duy trì chế độ ăn uống khoa học, từ đó thay đổi hoàn toàn lối sống hiện tại, nhất là những ai có lối sống chưa lành mạnh.
Lợi ích của Sivananda Yoga
Khi theo đuổi Sivananda Yoga, bạn sẽ bất ngờ bởi những lợi ích tuyệt vời mà loại hình này mang lại, cụ thể:
- Ổn định cảm xúc, kiểm soát tinh thần hiệu quả
Sivananda Yoga tập trung vào kỹ thuật hít thở và thiền định, giúp người tập phát triển ý thức và trực giác, từ đó biết điều chỉnh cảm xúc, tinh thần ổn định.
- Giúp phổi trở nên khoẻ mạnh hơn
Nhờ vào việc rèn luyện kĩ thuật thở đúng cách, những ai theo đuổi Sivananda Yoga sẽ sở hữu lá phổi khoẻ mạnh hơn, giảm bớt các bệnh liên quan đến phổi.
- Thay đổi lối sống tích cực
Sivananda Yoga hướng người tập đến tư duy tích cực và duy trì chế độ ăn uống khoa học, từ đó thay đổi hoàn toàn lối sống hiện tại, nhất là những ai có lối sống chưa lành mạnh.
Một số lợi ích khác về thể chất:
- Tăng cường sự dẻo dai của cơ, khớp, dây chằng và gân;
- Kích thích tuần hoàn máu;
- Tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cột sống;
- Nâng cao sức khoẻ cho hệ tiêu hoá, hệ thần kinh;
- Giảm mỡ bụng và hỗ trợ giảm cân;
- Kích thích tuyến giáp, bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng và tăng trưởng của cơ thể.
- Ngoài ra, tập luyện loại hình Yoga này còn đặc biệt có lợi cho việc điều trị các chứng rối loạn hô hấp. Các bài tập thở và thư giãn có kiểm soát sẽ giúp cải thiện việc nuôi dưỡng các cơ và tăng khả năng hấp thụ oxy.
Sivananda Yoga được thực hành như thế nào?
Thực hành Sivananda Yoga sẽ là sự kết hợp của các chuyển động chậm với các bài tập thở, thư giãn. Một buổi tập Sivananda Yoga trung bình kéo dài khoảng 90 phút với một vài phút nghỉ ngơi giữa các tư thế.
Một lớp học điển hình bắt đầu với các bài tập thở (Pranayama). Sau khi khởi động với chuỗi Chào mặt trời, bạn phải thành thạo 12 tư thế cơ bản theo thứ tự sau:
- Tư thế đứng bằng đầu – Headstand pose;
- Tư thế đứng trên vai – Shoulderstand pose;
- Tư thế cái cày – Plow pose;
- Tư thế con cá – Fish pose;
- Tư thế ngồi gập người về trước – Seated Forward Bend pose;
- Tư thế rắn hổ mang – Cobra pose;
- Tư thế cào cào – Locust pose;
- Tư thế cánh cung – Bow pose;
- Tư thế ngồi vặn xoắn – Seated Spinal Twist pose;
- Tư thế con quạ hoặc con công – Crow or Peacock pose;
- Tư thế đứng gập người về trước – Standing Forward Bend pose;
- Tư thế tam giác – Triangle pose.
Đối tượng phù hợp tập Sivananda Yoga
Sivananda Yoga là bộ môn phù hợp với tất cả mọi người vì độ nhẹ nhàng, thoải mái. Loại hình này đặc biệt khuyến khích người tập trải nghiệm để khám phá bản thân mình. Không đơn giản là việc thở và các tư thế, bạn sẽ còn học được cách thiền định.
Đối tượng được khuyến khích tập Sivananda Yoga:
- Người mới tập Yoga;
- Người có mục đích trải nghiệm, khám phá bản thân;
- Người tập lớn tuổi muốn nâng cao sức khoẻ;
- Người đang tìm sự bình yên trong tâm hồn của mình.
Đây là bộ môn có tính nhẹ nhàng, chậm rãi trong từng chuyển động. Do đó, Sivananda Yoga sẽ không dành cho những ai thích sự mạnh mẽ, nhịp điệu bài tập nhanh và không thích ngồi yên một chỗ.
Sức khoẻ và một tâm trí khoẻ mạnh là nền tảng cho sự thành công và một cuộc sống hạnh phúc. Điều này hoàn toàn có được nếu bạn lựa chọn theo đuổi Sivananda Yoga. Balance Yoga Villa hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về bộ môn Yoga này. Nếu bạn có đam mê và muốn hiểu sâu hơn nữa về Yoga nói chung và Sivananda Yoga nói riêng, bạn có thể tham khảo khoá học Huấn luyện viên Yoga 200 Giờ tại Balance Yoga Villa.