Thiền Giữa Đời Thường
Thiền là một trạng thái của tâm, đó là một tiến trình giúp ta đi vào trong bản thể, quay lại với bản thể của mình, trở thành một người quan sát thầm lặng và tách biệt để ý thức của ta không còn đồng hoá với hình tướng, để ý thức của ta không còn đồng hoá với tâm trí.
Với 5 giác quan của mình, khi ta còn đồng hoá mình với hình tướng này, ta sẽ nhìn sự vật sự việc thông qua đôi mắt và rồi ta nhận ra tâm trí ta đang nhìn sự vật, sự việc thông qua đôi mắt.
Ta sẽ nghe, sẽ ngửi, sẽ nếm, sẽ chạm bằng các giác quan của mình và nhận ra rằng tâm trí ta cũng đang nghe, đang ngửi, đang nếm, đang chạm thông qua các giác quan ấy. Và tâm trí sẽ cảm nhận những sự vật hiện tượng ấy thông qua những kinh nghiệm chủ quan từ các giác quan, khiến các sự vật hiện tượng không còn đúng bản chất như nó vốn là – và cũng vì vậy mà tâm trí ta trở nên xao động, hỗn loạn.
Đi sâu vào trong tâm trí thì cũng có 5 hoạt động (Vritti) diễn biến trong tâm trí (Theo Yoga Sutra). Một số Vritti có vấn đề và nó ra nhiều khó khăn phiền toái và một số Vritti khác không có vấn đề gì cả – đó là các Vritti khó chịu và dễ chịu.
Khi ta đồng hoá mình với tâm trí, ta sẽ bị mắc kẹt vào những đòi hỏi, những hoạt động diễn biến của tâm trí mà Thầy Patanjali đã mô tả rất khúc chiết: “Tâm trí liên tục bị lôi kéo vào những lý luận, bằng chứng, phân tích, kiến thức hoặc sa đà vào những hiểu biết, quan điểm cá nhân, … Tất cả những điều này đều khiến mọi thứ không còn đúng bản chất như nó vốn là”.
Và như vậy, giữa đời thường này chúng ta cần đến thiền. Không nhất thiết là phải ở một mình giữa một nơi thanh bình và yên tĩnh mới có thể thiền, mới có thể quay về với bản thể của mình, thế thì thật dễ. Ta cần thiền ngay tại đây, ngay lúc này, giữa những bộn bề và ồn ào của cuộc sống để ta không còn xao động, ta không còn hỗn loạn nữa.
1. Kỷ luật vớI chính mình
Chúng ta cần đến kỷ luật khi làm việc gì đó mà mới đầu không hấp dẫn cho lắm, khi bạn biết rằng thể nào việc đó cũng mang lại trái ngọt, nhưng hạt giống ban đầu thì không dễ trồng. Khi ta an trú trong chính mình, khi ta vui vẻ, bình yên và hạnh phúc thì khi đó ta đang ở trong bản thể của chính mình.
Nhưng khi không như thế, tâm trí sẽ lăn tăn không ngừng, đó là lúc cần kỷ luật để lắng tâm trí về với bản thể. (Kinh Yoga của Patanjali – Thầy Sri Sri Shankar bình giảng). Với mọi thứ trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng hạ quyết tâm nhưng để duy trì liên tục quyết tâm ấy chúng ta cần đến kỷ luật.
2. Thực hành và Chánh niệm
Khi ta muốn trau dồi và nắm vững một kỹ năng hay một môn nghệ thuật, ta cũng cần có một khoảng thời gian nhất định để thực hành điều đó, liên tục và không gián đoạn. Với thiền cũng vậy, cơ thể và tâm trí có những đòi hỏi riêng cho sự phát triển của nó, nó cần thời gian đủ lâu và không gián đoạn.
Thực hành thiền không nhất thiết là lúc nào cũng cần ngồi xuống một chỗ, nhắm mắt và không làm gì cả. Ta có thể thực hành thiền bất cứ lúc nào khi đang làm bất cứ việc gì chỉ cần với thái độ thành kính và tôn trọng, nhận diện mọi thứ với chính bản chất của nó mà không phán xét, không đặt, để bất cứ cảm xúc hay cảm giác chủ quan nào của mình ở đó.
Thành kính và tôn trọng là toàn tâm toàn ý vào giây phút hiện tại, với lòng biết ơn, với tất cả trái tim và tâm trí mà không thắc mắc hoặc tranh luận gì, đơn thuần và giản dị. Đó chính là Chánh niệm. Giữ thái độ thành kính và tôn trọng với từng khoảnh khắc trôi qua trong cuộc sống rồi thái độ đó sẽ trở thành thói quen thường nhật. Đó chính là cách để thực hành và Chánh niệm.
Balance Yoga Villa sẽ giúp bạn tiếp cận với Thiền đúng cách
Những lợi ích của Thiền đã được chứng minh từ đời thực cho đến khoa học. Nhưng để Thiền đúng cách và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thì Balance Yoga Villa tự tin có thể giúp bạn đạt được kết quả mong muốn từ Thiền và các lĩnh vực thuộc về Yoga.
Đừng ngần ngại mà hãy đến với Balance Yoga, huấn luyện viên của chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá hành trình mới, giải đáp các khúc mắc trong bạn về Yoga. Chúng tôi rất vui khi được lắng nghe những chia sẻ, những câu chuyện và đồng hành cùng bạn trong thời gian tới.
Tác giả: Hoàng Ngọc – Huấn Luyện Viên – Balance Yoga Villa