Những Điều Cần Xem Xét Trước Khi Đăng Ký Học Huấn Luyện Viên Yoga

Trong thời đại phát triển vượt bậc của xã hội, đem lại rất nhiều lợi ích cho con người về các phương tiện phục vụ cuộc sống hằng ngày nhưng đi kèm với đó là hiện trạng sức khoẻ của con người càng ngày càng giảm sút, nhiều chứng bệnh được xem như là căn bệnh thời hiện đại vì đa số mọi người đều bị như đau đầu, đau cổ vai gáy hoặc đau lưng,… Chính vì để cải thiện tình trạng sức khoẻ, chúng ta lại tìm đến các liệu pháp phục hồi sức khoẻ khác nhau, trong đó có Yoga. Vậy có bao giờ bạn nghĩ và mong muốn trở thành một Huấn luyện viên Sức khoẻ cho chính mình và người thân, mà cụ thể là nghề Huấn luyện viên Yoga chưa?

Nếu có thì hẳn bạn phải là một người rất thức thời và đặc biệt quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của bản thân mình.

Balance Yoga Villa - Huấn luyện viên Yoga
Khi bạn quyết định tham gia khóa đào tạo Huấn luyện viên Yoga thì đây không chỉ là đam mê đơn thuần mà đôi khi còn là sự nghiệp của cả một đời người. Hãy thông minh, sáng suốt vạch rõ định hướng và tìm kiếm cho mình một nơi đào tạo uy tín

Nếu bạn yêu thích Yoga và đánh giá cao lợi ích sức khoẻ mà bộ môn này mang lại và muốn chia sẻ điều này đến với cộng đồng thì Huấn luyện viên Yoga chắc chắn là một nghề phù hợp với bạn. Để trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp không phải là điều gì quá khó khăn. Tuy nhiên, để thành công, trước tiên bạn cần phải kiên trì, cố gắng và nỗ lực hết mình. Vậy, trước khi bước trên con đường đến với nghề Huấn luyện viên Yoga, Balance Yoga Villa muốn bạn một lần nữa tìm hiểu về “Những điều cần xem xét khi học Huấn luyện viên Yoga” để bạn có cái nhìn bao quát trước khi đưa ra một quyết định ảnh hưởng tới tương lai, sự nghiệp và cuộc sống của mình!

Tìm hiểu về Yoga

Đây là bước quan trọng nhất có tác dụng tạo nền móng vững chắc và sự chuẩn bị cho một hành trình Yoga dài hơi phía sau.

Khám phá các loại hình Yoga khác nhau

Yoga có rất nhiều loại hình và bài tập khác nhau như: Ashtanga, Bikram, Hatha, Iyengar, Vinyasa,… Bạn hãy tìm hiểu kĩ về từng trường phái và xác định xem mình muốn dạy loại hình Yoga nào sau này.

Tập luyện thường xuyên

Trước khi đăng kí một lớp học đào tạo Huấn luyện viên Yoga, bạn cần tham gia tập luyện ở các lớp Yoga để tăng cường thể lực, hoàn thiện các tư thế Yoga và xác định lại một lần nữa niềm yêu thích cùng sự nghiêm túc của bạn đối với công việc này.

Môi trường mà bạn muốn dạy Yoga

Ngay từ bây giờ, hãy đặt ra cho bản thân mình câu hỏi rằng: mình muốn dạy Yoga ở đâu? Ở trung tâm, câu lạc bộ hay trở thành một giáo viên Yoga cá nhân? Bạn có mơ ước sở hữu một trung tâm dạy Yoga cho riêng mình hay không?

Xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn dể dàng thực hiện được ước mơ hơn.

Tìm hiểu về trung tâm đào đào tạo Huấn luyện viên Yoga và chứng chỉ hành nghề

Balance Yoga Villa -Huấn luyện viên Yoga
Balance Yoga Villa -Huấn luyện viên Yoga

Có rất nhiều trung tâm quảng cáo về chương trình đào tạo Huấn luyện viên Yoga với những lời mời hấp dẫn về nghề nghiệp này như mức lương cao, công việc sau khi tốt nghiệp ổn định,… Điều quan trọng là bạn cần sáng suốt, tham khảo nhiều trung tâm giảng dạy, chia sẻ dự định với những người đã là Huấn luyện viên Yoga, chắc chắn họ sẽ sẵn sàng đưa ra cho bạn những khoá đào tạo hữu ích và cho thêm bạn vài lời khuyên trước khi bạn quyết định đăng kí một khoá học.

Chọn những lớp đào tạo chuyên sâu

Có thể bạn sẽ nghĩ chỉ cần chọn một lớp đào tạo về các tư thế và thói quen thể chất là đủ. Tuy nhiên, để trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp, bạn cần nhiều hơn thế nữa. Đó là những giờ dạy về giải phẫu cơ thể người, cách phòng chống chấn thương, những triết lí và lịch sử của Yoga.

Tất cả những bài học này sẽ được gói gọn trong các khoá đào tạo Huấn luyện viên Yoga 200 giờ hoặc 300 giờ theo yêu cầu của mỗi trung tâm đào tạo.

Đăng kí và hoàn thành khoá đào tạo

Hầu hết các khoá đào tạo đều yêu cầu bạn phải học ít nhất là 200 giờ mới có thể được cấp chứng chỉ dạy Yoga. Do đó, trước khi đăng kí, bạn phải chắc chắn rằng mình có đủ thời gian, tiềm lực kinh tế và cam kết tham gia đầy đủ các buổi học.

Mặc dù không bắt buộc nhưng bạn vẫn nên hoàn thành khoá sơ cứu và huấn luyện CPR trước khi nhận chứng chỉ đào tạo Huấn luyện viên yoga. Nếu bạn muốn dạy các khoá nâng cao hoặc dạy một nhóm các đối tượng đặc biệt như trẻ em, bà bầu, người bị chấn thương hoặc bị bệnh,… bạn nên tham gia thêm các khoá học về Yoga Kids, Yoga bầu và Yoga trị liệu.

Hoàn thành chứng chỉ tập huấn chuyên môn nghiệp vụ Huấn luyện viên Yoga của Liên Đoàn Yoga Việt Nam

Bạn là công dân Việt Nam hoặc đang tham gia giảng dạy Yoga trên đất nước Việt Nam, ngoài các chứng chỉ về đào tạo Yoga 200 giờ, 300 giờ nêu trên thì bạn cần phải tham gia hoàn thành chứng chỉ tập huấn chuyên môn nghiệp vụ Huấn luyện viên Yoga của Liên Đoàn Yoga Việt Nam.

Đây là chứng chỉ bắt buộc khi bạn muốn mở một trung tâm Yoga cho riêng mình.

Tìm việc làm sau khi nhận được các chứng chỉ Yoga

Nhận được chứng chỉ Huấn luyện viên Yoga được xem là một bước tiến quan trọng trong hành trình trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp. Đến lúc này, bạn phải bắt tay vào áp dụng những điều đã học vào thực tế và hoàn thành “sứ mệnh” lan toả niềm yêu thích tập luyện Yoga vì sức khoẻ đến với cộng đồng.

Làm quen với môi trường dạy chuyên nghiệp

Hãy đến và ghi danh vào các lớp tập luyện ở các trung tâm Yoga xung quanh bạn để làm quen với môi trường và phong cách giảng dạy. Mỗi trung tâm đều có một phong cách Yoga khác nhau.

Chính vì thế hãy chọn cho mình một phong cách riêng biệt.

Chọn nơi cộng tác

Sau khi lựa chọn một môi trường và phong cách dạy Yoga phù hợp, bạn hãy tìm hiểu về những thông báo tuyển dụng và liên hệ gặp mặt phỏng vấn. Điều bạn cần làm là chuẩn bị một hồ sơ thật chỉn chu, đầy đủ và một tinh thần thoải mái đầy nhiệt huyết. Hãy cho họ thấy rằng bạn là một Huấn luyện viên Yoga tuy chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng luôn luôn sẵn sàng tinh thần học hỏi, cầu tiến cũng như tình yêu bạn dành cho Yoga như thế nào. Chắc chắn bạn sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt người tuyển dụng.

Mở phòng tập Yoga riêng

Nếu bạn không muốn trở thành Huấn luyện viên tại một trung tâm Yoga nào đó, bạn có thể nghĩ đến việc mở một phòng tập hoặc một trung tâm của riêng bạn. Tuy nhiên, việc này khá là khó khăn, bạn sẽ phải cần một số vốn rất lớn để thuê mặt bằng, để quảng cáo cho trung tâm và rất nhiều khoản chi phí khác nữa,… Nếu như bạn chưa định hướng được hướng đi như thế nào cho phù hợp, bạn có thể tham gia chuyên đề, workshop “Định hướng thuơng hiệu cá nhân” nằm trong khoá Đào tạo Huấn luyện viên Yoga 200 giờ tại Balance Yoga Villa để có thể dể dàng nắm bắt các kĩ năng và thông tin cần thiết khi muốn định vị thương hiệu cá nhân của bạn đến với mọi người.

Trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp

Balance Yoga Villa -huấn luyện viên yoga
Ai cũng sẽ là một người mới trong một lĩnh vực nào đó. Bạn chưa có kiến thức thì cần phải bổ sung kiến thức, bạn chưa có kinh nghiệm thì cần tích cực tham gia giảng dạy để có được nhiều kinh nghiệm

Để trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp, bạn cần khá nhiều thời gian để trau dồi kiến thức, kĩ năng cũng như là kinh nghiệm hướng dẫn Yoga cho nhiều học viên với nhiều vấn đề khác nhau. Đừng buông thả bản thân mà hãy học hỏi từng ngày để hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.

Quan sát và học hỏi các Huấn luyện viên dạy Yoga lâu năm

Dù bạn giỏi thế nào thì việc học hỏi từ các Huấn luyện viên dạy Yoga lâu năm là điều hết sức cần thiết để cãi thiện phong cách giảng dạy của bạn. Hãy đăng kí tham gia tập luyện tại nhiều trung tâm khác nhau, với nhiều Huấn luyện viên khác nhau để tham khảo cách hướng dẫn học viên bằng ngôn từ như thế nào , cách nâng đỡ học viên khi thực hiện tư thế như thế nào,… Từ đó, bạn có thể dần tìm ra một phong cách hướng dẫn của riêng mình.

Cải thiện khả năng giao tiếp

Kỹ năng trình bày trước đám đông, khả năng kết nối trực tiếp với người khác, kỹ năng giảng giải cho người khác,… là những điều vô cùng quan trọng khi bạn thực hiện hướng dẫn Yoga cho học viên. Có nhiều người rất có năng khiếu về việc này, bên cạnh đó cũng có nhiều bạn không được hoạt ngôn và khá nhút nhát trước người lạ hoặc đám đông. Để cải thiện vấn đề này, trước khi hướng dẫn cho học viên, bạn có thể hướng dẫn cho người thân, bạn bè của mình để bớt đi sự ngại ngùng, bỡ ngỡ ban đầu hoặc bạn cũng có thể tự tập luyện trước gương.

Loại bỏ cái tôi cá nhân của bạn

Nhiệm vụ của Huấn luyện viên Yoga là hướng dẫn học viên cách tập luyện, kiểm soát cơ thể và kết nối với tâm trí. Học viên đến với bạn để có thể giải toả những căng thẳng, những mệt mỏi trong công việc và cuộc sống.

Trong thời gian đầu đi dạy, bạn có thể sẽ gặp các vấn đề khó xử với học viên. Ví dụ như một cô nào đó có khuôn mặt cau có, một chị nào đó hay than thở về cuộc sống thì bạn hãy cứ vui tươi mà hướng dẫn cho họ tập luyện hết mình. Chắc chắn họ cũng sẽ được nhận nguồn năng lượng tích cực từ bạn và thêm yêu mến bạn hơn.

Luôn ưu tiên và đảm bảo an toàn trong tập luyện cho học viên

Yoga là bộ môn tương đối an toàn nếu chúng ta biết đặt để sự quan sát, cảm nhận tốt vào cơ thể. Tuy nhiên, việc xảy ra chấn thương trong khi tập luyện vẫn thường xảy ra. Do vậy, Huấn luyện viên cần phải theo sát các học viên để hỗ trợ họ tập luyện an toàn nhất. Đặc biệt, bạn còn là một Huấn luyện viên mới vào nghề càng phải chú trọng vấn đề này hơn nữa.

Theo thống kê của Liên Đoàn Yoga việt nam, số người bị chấn thương liên quan đến tập luyện Yoga đã tăng gấp đôi trong 4 năm qua. Tai nạn là điều không ai mong muốn, do vậy để bảo vệ các học viên, các Huấn luyện viên Yoga nên tham gia các khoá học về nghiệp vụ sơ cứu chấn thương trong tập luyện thể thao.

Luôn linh hoạt trong khi hướng dẫn Yoga

Hướng đến là một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp, bạn cần phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy. Linh hoạt có nghĩa là bạn có thể thay đổi cách dạy, giáo án dạy trong những trường hợp cần thiết. Ví dụ, bạn đang có giáo án giảng dạy theo kế hoạch đã lập sẵn, nhưng trong các tình huống phát sinh như có học viên mới, học viên lớn tuổi hoặc người bị chấn thương nhẹ thì ngay lập tức bạn có thể thay đổi giáo án cho phù hợp với tình hình chung của lớp học.

Luôn luôn tập trung toàn bộ tâm trí vào buổi dạy

Việc luôn giữ cho học viên hướng sự tập trung vào buổi tập là việc vô cùng quan trọng. Tạo thói quen giữ im lặng, hạn chế tối đa việc nghe và sử dụng điện thoại trong giờ học sẽ giúp học viên tập trung hơn.

Bạn có thể tạo ra cảm giác bình yên, thư giãn cho học viên bằng việc sử dụng các loại tinh dầu với mùi hương tràn đầy năng lượng như mùi bạc hà, quế, chanh sả kết hợp với âm nhạc du dương, lắng đọng trong suốt buổi tập.

Luôn quan sát xung quanh bạn

Công việc của bạn là làm cho mỗi học viên cảm thấy an toàn và thoải mái. Bằng cách quan sát tổng thể lớp tập, bạn có thể dể dàng hiểu được học viên của mình tập như thế nào, cũng như những tư thế hay tín hiệu nhận diện khi họ gặp các vấn đề khó khăn. Thấu hiểu được học viên sẽ giúp bạn đưa ra các cách phù hợp với phong cách tập luyện của cá nhân họ.

Để trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp, bạn có thể làm nhiều công việc cùng một lúc. Vừa chỉnh sửa động tác cho một học viên nhưng vẫn quan sát được các học viên khác đang tập như thế nào.

Luôn luôn giữ một thái độ tích cực

Nếu bạn muốn thu hút mọi người đến với lớp học, bạn cần phải tạo động lực cho các học viên của mình. Bạn có thể đưa ra vài lời khen hoặc một vài lời phê bình, góp ý mang tính xây dựng khi cần thiết. Nếu có học viên nào có thắc mắc cần giải đáp, hãy phản hồi ngay lập tức. Điều này sẽ khiến học viên cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến họ, tạo ra mối liên hệ khắng khít giữa đôi bên.

Trên đây là tất cả những điều vô cùng cần thiết mà bạn cần xem xét khi trở thành một Huấn luyện viên Yoga chuyên nghiệp.

Ai cũng sẽ là một người mới trong một lĩnh vực nào đó. Bạn chưa có kiến thức thì cần phải bổ sung kiến thức, bạn chưa có kinh nghiệm thì cần tích cực tham gia giảng dạy để có được nhiều kinh nghiệm. Quan trọng nhất là bạn phải có niềm tin về sức mạnh của bản thân mình và môi trường tạo nên nghề Huấn luyện viên Yoga của bạn, một cái nôi vững chắc chắc chắn sẽ tạo ra một thế hệ Huấn luyện viên cứng cỏi và đầy nhiệt huyết.

Và ở Balance Yoga Villa, chúng tôi có đầy đủ những thứ bạn cần để trở thành một HLV Yoga chuyên nghiệp.

 

 

Hotline: 0968 009 723